Triệu chứng biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai là một bệnh xã hội lây qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, giang mai ở nữ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với nam giới. Không những thế, bộ phận sinh dục của nữ ở dạng mở nên nguy cơ bị nhiễm các xoắn khuẩn giang mai thường cao hơn. Bệnh có thể có biến chứng nguy hiểm và gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.


Biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới


Giang mai có thời gian ủ bệnh tương đối dài khoảng từ 9 đến 90 ngày (khoảng 21 ngày) trước khi những dấu hiệu đầu tiên và triệu chứng của bệnh giang mai xuất hiện.

Bệnh giang mai có những triệu chứng khác nhau qua các giai đoạn. Một số người mắc bệnh còn không có bất kì dấu hiệu nhiễm trùng nào hoặc dấu hiệu rất nhẹ. Tuy nhiên, ngay cả khi dấu hiệu nhiễm trùng tự biến mất thì xoắn khuẩn gây bệnh giang mai vẫn còn sống.

Giang mai giai đoạn đầu: Là giai đoạn rất dễ lây nhiễm, xuất hiện sau khi nhiễm xoắn khuẩn từ 10 – 90 ngày và có thể kéo dài từ 1 – 5 tuần. Ở giai đoạn này, bộ phận sinh dục bắt đầu xuất hiện những vết loét nhỏ (được gọi là săng giang mai) nhưng không đỏ, không đau trừ khi bị bội nhiễm. Săng giang mai thường hình thành tại nơi xuất hiện nhiễm trùng, chủ yếu là trên âm hộ, cổ tử cung, môi hoặc lưỡi. Vị trí xuất hiện các săng giang mai chính là nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Giang mai giai đoạn 2: Lnày, xoắn khuẩn đã theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận trên cơ thể. Triệu chứng đầu tiên là phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không gây ngứa, ban có thể có màu nâu đốm đỏ hoặc đỏ. Bên cạnh đó, ban có thể xuất hiện ở cổ họng, cổ tử cung hoặc miệng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, rụng tóc và đau ở các cơ bắp.

Trong giai đoạn này, bệnh có thể lây nhiễm sang bạn tình nếu không có phương pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.

Giai đoạn 3 – Giai đoạn giang mai kín: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của giang mai hầu như đã biến mất. Tuy nhiên, bệnh vẫn tồn tại âm thầm phát triển bên trong cơ thể và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Đến giai đoạn này, bệnh chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh.

Giai đoạn 4 – giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này các triệu chứng bắt đầu nặng nề hơn, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, vô sinh, thậm chí còn gây tử vong. Giai đoạn này thường xuất hiện sau một vài năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm.

Cách chữa bệnh giang mai


Cũng giống với một số bệnh xã hội nguy hiểm như bệnh lậu, bệnh mụn rộp sinh dục, hiện nay tại phòng khám chúng tôi phương pháp điều trị bệnh giang mai chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu phát hiện giang mai ở giai đoạn muộn, thì sử dụng thuốc kháng sinh chỉ làm chậm các diễn biến của bệnh hoặc không có triệu chứng bộc lộ ra bên ngoài chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn xoắn khuẩn gây bệnh. Bởi xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào tất cả các cơ quan bên trong cơ thể người bệnh.

Trong quá trình điều trị, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ . Tuyệt đối không bỏ ngang, tăng liều thuốc, giảm thuốc hay sử dụng thuốc khác đè lên. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số bài thuốc và món ăn đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa bệnh giang mai.

0 nhận xét

Đăng nhận xét